Kinh nghiệm mở xưởng in lụa

Kinh nghiệm mở xưởng in lụa

Bạn đang có ý định kinh doanh ngành in song lại băn khoăn không biết nên khởi nghiệp với loại hình in nào? Liệu mở một xưởng in lụa tại thời điểm này có phải là điều nên làm không? Bài viết sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở xưởng in lụa cơ bản.

1. Tại sao nên mở xưởng in lụa?

Xưởng in lụa

Trong ngành in, in lụa là loại hình in lâu đời và phổ biến nhất hiện nay. Kiểu in này có những ưu điểm nổi bật sau:

– Có thể in trên nhiều loại vật liệu. Bạn có thể sử dụng kiểu in này để in rất nhiều chất liệu khác nhau như: vải sợi, giấy, vải bông, da simili, gỗ, cao su, nhôm, inox, sành sứ, mica, plastic…

– Thành phẩm đa dạng: Một ưu điểm nổi bật nhất của loại hình in này là có thể tạo ra các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng. Bạn có thể in được từ những chiếc thiệp, card nhỏ xinh đến những chiếc áo mưa, túi xách, balo, các sản phẩm bao bì nylon hay thậm chí cả những chiếc váy, quần áo và hàng loạt các sản phẩm phong phú khác.

– Sử dụng được nhiều loại mực để in gồm mực in gốc nước, gốc dầu, mực in Plastisol, mực in UV, mực cao su. Nếu mực in gốc dầu có thể tạo độ bám tốt cũng như có độ bóng, độ bền màu cao thì sử dụng mực gốc nước sẽ mang lại những màu sắc chân thực, sắc nét.

– Một vài ưu điểm khác: họa tiết in sắc nét, dễ dàng pha chế màu mực in, chất lượng in đồng đều, độ bền cao, giá thành rẻ…

dạy nghề in áo thun

Thành phẩm đa dạng

2. Các vật tư cần chuẩn bị để mở xưởng in

Để mở một xưởng in lụa bạn cần chuẩn bị tốt các điều kiện về vật tư và thiết bị sau:

– Lưới in: Nên chọn mua loại lưới in 180 sợi/cm (~460sợi/inch) có màu trắng hoặc màu vàng để đảm bảo độ bắt sáng của lưới.

– Khung lụa: Loại khung lụa được dùng để in là loại có chất liệu làm từ nhôm hoặc gỗ.

– Bàn in: Sử dụng loại bàn có cục cân đối trọng, loại có bản lề lò xo

– Dao gạt mực: Chọn dao gạt được làm từ cao su tốt, lưỡi dao trong và có cán nhôm

– Máng lên keo: Cần chọn loại máng chuyên dụng, được làm từ bằng nhôm.

– Mực in: Trên thị trường có rất nhiều loại mực in, tùy vào nhu cầu cá nhân bạn có thể lựa chọn loại mực phù hợp

– Một vài thiết bị, dụng cụ khác bạn có thể mua nếu cảm thấy cần thiết như kéo, băng dính, dao rọc giấy…

Xưởng in lụa

3. Kinh nghiệm mở xưởng in lụa

Ngoài việc chuẩn bị dụng cụ vật tư in lụa thì điều trước tiên bạn phải làm là một kế hoạch kinh doanh tốt trước khi mở xưởng. Bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng và đưa ra nhóm sản phẩm và dịch vụ mình sẽ cung cấp. Ví dụ: nhóm đối tượng khách hàng in thiệp cưới thì tập trung vào in lụa trên giấy. Hay nhóm đối tượng khách hàng in áo đồng phục thì bạn lại cần tập trung vào mở xưởng in vải. Đặc thù mỗi mảng in lụa tuy về nguyên lý giống nhau nhưng lại có cách xử lý kỹ thuật khác nhau.

Thêm nữa, bạn cần nắm rõ nghề in lụa để tránh những sai lầm in lỗi sản phẩm cho khách hàng. Bạn cũng nên bổ sung kiến thức bằng cách tham gian khóa học in lụa bài bản.

Chắc hẳn bây giờ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “có nên mở xưởng in lụa” rồi phải không nào. Hy vọng một vài kinh nghiệm mở xưởng in lụa sẽ giúp bạn định hình rõ hơn về việc mở xưởng in lụa. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hãy liên lạcchia sẻ trên sẽ giúp bạn định hình bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về ngành in và việc mở xưởng in.

Popular posts