Có lẽ nhiều bạn đã từng nghe đến in ống đồng. Nhưng để hiểu hết về nó thì không phải ai cũng biết. Nào, hãy cùng chúng tôi tìm khám phá về kỹ thuật này cũng như nguyên lý hoạt động của nó bạn nhé.
In ống đồng còn có tên gọi khác là in lõm. Trong kỹ thuật này, người ta sử dụng một trục in mạ đồng với độ dày là 100 microns. Dưới bề mặt của trục in, hình ảnh và những chữ viết cần in đã được khắc sâu. Còn những phần tử không được in sẽ nằm ở trên bề mặt của trục in. Đa phần kỹ thuật này đươc thực hiện ở dạng cuộn và phổ biến trong sản xuất bao bì.
Quy trình in gồm 6 bước:
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật này là nguyên lý in lõm, tức là các phần tử cần in sẽ được khắc lõm trên bề mặt của kim loại. Một khi mực in được cho lên bề mặt khuôn, nó sẽ tràn bào phần lõm (các phần tử in). Sau đó, mực thừa sẽ được gạt ra khỏi bề mặt khuôn nhờ một thiết bị – dao gạt mực. Tiếp theo, nhờ áp lực, mực sẽ được truyền từ phần lõm sang bề mặt của vật liệu. Mỗi sản phẩm sau khi hoàn tất việc in sẽ được sấy nhằm làm mực nhanh khô, đảm bảo chất lượng in.
Những loại bao bì mà bạn thường thấy như túi đựng trà, hộp đựng xà phòng, bao bì thực phẩm, túi bánh kẹo, túi cà phê đều được in bằng kỹ thuật in ống đồng. Công nghệ này có thể thực hiện trên nhiều loại chất liệu như giấy, kim loại, PET, OPP,…
Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này. Chúc các bạn thành công với kỹ thuật in ống đồng.