In phun là gì? tìm hiểu kĩ thuật in phun

Kỹ thuật in phun hiện này là một kỹ thuật in khá phổ biến. Nó hiện nay đang được ứng dụng nhiều trong các công ty, doanh nghiệp – những nơi cần số lượng in không nhiều nhưng chất lượng lại tốt.

In phun là gì?

Kỹ thuật in phun này thuộc kỹ thuật in trực tiếp, tức là các khuôn in không cần phải tiếp xúc với bề mặt in. Mực in sẽ thông qua phần đầu in di chuyển liên tục trên bằng truyền cho đến khi quá trình in ấn được hoàn thành.

Vì mức độ tiện lợi, thiết kế máy in lại nhỏ gọn nên kỹ thuật này được sử dụng rất rộng rãi đặc biệt là tại các cơ quan, xí nghiệp.

Máy in phun

Tìm hiểu về kỹ thuật in phun

Kỹ thuật in phun có quy trình khá đơn giản, không quá phức tạp. Vì in trực tiếp nên các file cần in sẽ được lưu trong máy tính, kết nối với máy in thông qua phần mềm RIP. Những file hợp lệ là các file có định dạng Pdf, Ps, Eps, Tif, Jpj, nhưng thông dụng nhất là định dạng Tiff, về độ phân giải thì đối với bản in có kích thước lớn phải sử dụng độ phân giải cao hơn so với bản in có kích thước nhỏ để bản in được đẹp và rõ nét.

  • Bước 1: Ấn định file cần được in phun. Lưu ý các file phải phù hợp với yêu cầu và máy có thể đọc được các dữ liệu.
  • Bước 2: Chuẩn bị màu in cho máy đồng thời kiểm tra các bộ phận của máy in để đảm bảo máy in hoạt động tốt.
  • Bước 3: Kết nối thiết bị máy tính với máy in để truyền các dữ liệu file.

Ở bước này, người thường sử dụng phần mềm RIP. Phần mềm này sẽ nhận file in, nó có thể có một số chức năng phụ bổ trợ như ghép, thu phong hoặc di chuyển các hình ảnh để người dùng định hướng được sản phẩm cuối cùng mình nhận được sau khi in.

  • Bước 4: Khởi động máy và tiến hành in phun tự động.

Mực in của máy sẽ di chuyển trong phạm vi 2 đầu của máy, hoạt động theo nguyên tắc dựa trên tín hiệu dữ liệu đầu vào máy in, di chuyển theo hướng vuống góc với hướng di chuyển của mực in. Sau khi in xong vật liệu được di chuyển qua hệ thống sấy bằng nhiệt hoặc hồng ngoại tùy theo trang bị của máy in.

Một lưu ý nhỏ đó chính là việc sấy khô vật liệu sau khi in phải phù hợp với loại mực sử dụng và tính chất vật liệu để tránh hư hại bản in hoặc làm chất lượng in kém đi.

  • Bước 5: Đưa sản phẩm cuối cùng ra khỏi máy in, như vậy là bạn đã thực hiện xong quá trình in phun rồi.

Sự phát triển của công nghệ trong xã hội ngày nay đã tạo đà cho ngành công nghiệp in ấn phát triển hơn bao giờ hết. Bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về kỹ thuật in phun.

Popular posts