Cách pha mực in lụa trên giấy thường

Kỹ thuật in lụa trên giấy có từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong ngành in ấn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn cách pha mực in lụa trên giấy thường.

1. Ứng dụng của in lụa trên giấy

Kỹ thuật in lụa trên giấy được sử dụng khá phổ biến để in thiệp cưới, in phong bì, in lịch treo tường, in danh thiếp, in bao bì giấy,… Mực in lụa trên giấy ở các nước châu Âu thường là mực in lụa chuyên dụng của Pháp, Đức, Mỹ. Còn ở Việt Nam chúng ta thường sử dụng các mực của Trung Quốc là mực Tobo. Trong kỹ thuật in lụa nếu biết cách pha chế mực in sẽ giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng in tốt.

Cách pha mực in lụa

Mực in lụa trên giấy dùng để in thiếp mời, in bao bì, danh thiếp…

Kỹ thuật in lụa trên giấy gồm các dụng cụ: khung lụa, lụa, bàn in, mực. Mực in lụa trên giấy khá đa dạng về chủng loại và màu sắc như mực bóng, mực mờ, mực đục, mực trong, mực dạ quang, mực lan quang, mực kim tuyến…

Có 2 cách pha mực in lụa là pha mực in lụa trên giấy thường và pha mực in lụa trên giấy cao cấp. Bạn có thể tìm hiểu cách pha mực in lụa trên giấy thường sau đây.

2. Cách pha mực in lụa trên giấy thường

Để pha mực in lụa trên giấy thường bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Chuẩn bị: mực in lụa trên giấy Tobo 100%, chướng dầu 60%, sicatif chất nhanh khô 1%, dầu hôi 10%, xăng A83 pha loãng.

Cách pha: Cho 60% chướng dầu vào mực Tobo rồi khuấy đều, tiếp đó cho 10% dầu hôi quấy tiếp. Cho 1%sicatif vào, nếu thấy đặc có thể cho thêm xăng A83 cho loãng. Trộn hỗn hợp trên thành khối đồng nhất.

Mực in lụa

Cần trộn đều mực in khi pha thành khối đồng nhất

Lưu ý: khi thấy khung bị bít khó in thì cho thêm dầu thông hoặc mực quá đậm thì cho thêm xăng, nếu mực quá lỏng cho thêm mực gốc. Nếu mực in lâu khô thì cho thêm 1% chất làm khô nhanh. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều vì chất này sẽ làm bít bản in. Mỗi lần cho thêm phụ gia bạn phải khuấy đều hỗn hợp thành khối đồng nhất rồi mới đem in.

Công dụng: Cách pha mực in lụa trên giấy sử dụng cho in thiệp cưới, in bao bì, thiếp mời,…với màu sắc rõ nét, bền màu. Ngoài ra kỹ thuật này còn có thể in trên gỗ, kim loại, ván ép. Pha mực in lụa trên giấy thường sử dụng mực in Tobo cho giá thành sản phẩm hạ mà chất lượng in vẫn sắc nét.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình pha mực in trên giấy nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài viết được tổng hợp lại từ đội ngũ hỗ trợ. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp với anh Trần Vũ: 0973.92.8989

Popular posts