Công nghệ in offset là gì?
Theo Wikipedia, Công nghệ in offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.
công nghệ in offset
Ưu điểm của công nghệ in offset
- Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
- Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
- Việc chế tạo các bản in nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Sản phẩm được in ra có chất lượng cao, hình ảnh sắc nét, sản phẩm in linh hoạt có thể một màu hoặc nhiều màu cũng như kích thước của sản phẩm có thể điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng.
- Những sản phẩm in ấn bằng công nghệ offset có thời hạn sử dụng cao hơn và các bản in được thiết kế dễ dàng hơn vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
- Sau thời gian sử dụng lâu ngày không gặp phải vấn đề phai màu, lem mực.
- Chi phí in ấn rẻ hơn. Công nghệ in offset là phương pháp in rẻ nhất để cho ra sản phẩm có hình ảnh chất lượng cao với số lượng in lớn.
- Khả năng điều chỉnh mực in trong công nghệ in offset giúp tiết kiệm chi phí về mực in.
in offset là gì
Nhược điểm của công nghệ in offset
- Chất lượng hình ảnh kém hơn so với in ống đồng và in khắc.
- Nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ bị hư hỏng.
- Không in với số lượng ít.
- Chỉ in được một số ấn phẩm nhất định, không thể in được các chất liệu đa dạng như in lụa
>> Tìm hiểu kỹ thuật in lụa
Đặc điểm của công nghệ in offset
Với công nghệ in offset, phần tử in và không in cùng nằm trên một mặt phẳng. Công nghệ này nhờ tính chất hóa lý phần tử in bắt mực đẩy nước và phần tử không in bắt nước đẩy mực để có thể tạo thành sản phẩm trên cùng một mặt phẳng.
Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của công nghệ in offset là tờ in phải giống mẫu về màu sắc, không bị dao động màu trong toàn bộ quá trình in offset.
Ấn phẩm in offset
Nguyên lý hoạt động của công nghệ in offset
In offset là một phương pháp in theo nguyên lý in phẳng nghĩa là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau. Khuôn in được làm từ một tấm nhôm mỏng, trên khuôn in, phần trắng có bề mặt là nhôm, còn phần tử in được cấu tạo từ một loại nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazo có tính chất hút dầu, đẩy nước. Mực in offset phải là loại mực có gốc dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in được phủ một lớp mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in. Khuôn in được phủ mực có gốc dầu nên nó không thể dính được vào phần trắng trên khuôn in để tạo ra sản phẩm tinh tế nhất.
Quy trình của công nghệ in offset
- Bước 1: Lắp khuôn in lên bộ phận lắp bản
- Bước 2: Đưa mực vào máng chứa, cho dàn đều lên hệ thống lô truyền mực
- Bước 3: Đưa giấy-vật liệu in vào nơi chứa của máy, căn chỉnh đường đi của giấy
- Bước 4: Đưa hệ thống nhận sản phẩm, gia công tờ in theo máy
Những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến màu in trong công nghệ in offset
- Độ dày lớp mực trên giấy
- Độ chồng mực (gắn chặt với thứ tự in chồng màu)
- Độ lớn điểm tram và
Có thể thấy, công nghệ in offset đang thịnh hành trong giai đoạn hiện nay bởi tính tiện ích, tính thương mại của nó. Điều này giúp cho công nghệ in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại.