Tổng quan về các loại mực in lụa

Mực in lụa

Mực in lụa là loại mực đặc biệt chuyên dụng cho ngành in lụa, in lưới, vì thế độ đậm đặc của mực in lụa cao hơn mực in phun hay in offset,  nó được tạo ra từ 2 nguồn là mực gốc nước và gốc dầu.

Nhưng thị trường lại có rất nhiều loại khác nhau được sử dụng rộng rãi, vì thế hôm nay bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu rõ hơn về các loại mực trên thị trường để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại mực chất lượng cao nhất cho nhu cầu sử dụng của mình.

Mực in lụa

Các loại mực in lụa

  1. Mực in lụa gốc nước(mực nước)

    Mực in lụa gốc nước thường là dễ hòa tan trong nước ở nhiệt độ từ 50-60 độ C và khó tan hơn dưới nước có nhiệt độ dưới 25 độ C)
    Loại mực in lụa này được dùng để in trực tiếp lên các vật được làm từ xenluloza như vải sợi bông, mây trê, gai,… Mực in lụa gốc nước có thể dễ dàng khô tự nhiên mà không cần phải qua xử lý nhiệt hay ánh sáng. Để in được trên gỗ, carton, mực in gốc nước thường được pha sẵn màu.
    Trên thị trường thì các loại mực nước thường đã được pha sẵn đầy đủ, tuy nhiên cũng có thể mang về tự pha với những loại hóa phụ gia khác.

    Mực in lụa gốc nước

  2. Mực in lụa gốc dầu

    Mực in lụa gốc dầu là loại mực có nguồn gốc được điều chế từ dầu mỏ. Vì thế loại mực in lụa này đặc trưng là có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì những loại mực đã được pha chế sẽ có mùi nhẹ hơn.
    Đặc điểm của mực in lụa gốc dầu là bám mực tốt hơn, nhưng độc hại khi dùng hơn mực nước.
    Vì thế ở trong ngành thường phân cấp độc hại từ mức độ không chì (Lead Free), không Phthalete (Phthalete free), Không kim loại nặng (Non-metal), hay không Formandehyde (Formandehyde free)… các tiêu chuẩn về độ độc hại tùy thuộc theo các nước khác nhau để bảo vệ người tiêu dùng.

  3. Mực in lụa UV

    Mực in lụa UV là mực gốc dầu, nhưng có điểm đặc biệt là phải sấy bằng tia UV (tử ngoại) thì mới chết mực. Mực này in có độ bám rất tốt và được trên rất nhiều vật liệu.
    Mực in lụa UV còn có một ưu điểm nữa là độ trong suốt tuyệt hảo, trong hơn mọi loại mực khác và nếu muốn làm bóng, tạo gồ hạt bề mặt hay làm mờ cũng đều hiệu quả rất tốt.
    Ngày nay mực UV hay được dùng để trang trí, làm mờ đi hay tăng độ bóng trên hình tạo ra độ sống động cho hình ảnh, mực UV đã có nhiều lợi ích tác động rất lớn cho ngành nghệ thuật.

    Mực in lụa uv

  4. Mực in lụa Plastisol

    Đây cũng là loại mực in lụa gốc dầu dạng nhẹ, loại mực này có đặc điểm là tạo ra lớp bề mặt rất đẹp, có độ bám tốt hơn mực nước, độ bóng cao hơn mực nước nhưng có thể làm mờ tùy theo ý của người dùng. Hoặc làm keo ép foil cũng cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên mực này có nhược điểm là phải xử lý nhiệt đến 160 độ trở lên sau khi in, trong ít nhất 10 giây tùy độ dầy. Nếu không thì mực sẽ bị bở ra như khoai.

    Mực in lụa Plastisol

  5. Mực in lụa Sublimation

    Đây là loại mực in lụa gốc nước nhưng được điều chế chuyên dụng cho việc in chuyển nhiệt, sau khi in mực này lên 1 tờ giấy chuyên dụng, thợ sẽ dùng nhiệt độ để ép mực sang 1 bề mặt khác, loại mực này sẽ thăng hoa sang lớp thứ 2. Loại mực in lụa gốc nước chuyển nhiệt này in được trên mọi chất liệu như thủy tinh, kim loại, Vải, gốm sứ, PVC,… Mực có 6 màu: Đen, Lục Lam, Đỏ tươi, Vàng, Đỏ hồng, Xanh da trời nhạt. Màu của loại mực này rất chuẩn, chịu được tới trên 220 độ, thường được sử dụng trên các máy in của Epson.

Popular posts