Cách pha mực in lụa

In lụa được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay, là công nghệ được phát triển lâu đời và trong các lĩnh vực: in lụa trên vải, in lụa trên giấy,  trên kính, trên nhựa,  trên ly thủy tinh hay in lụa trên kim loại.

Cách pha mực in lụa ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nên một sản phẩm chất lượng, tuy nhiên để có cách pha mực in lụa chuẩn là vấn đề đáng quan tâm, vì màu sắc lên hình phải chuẩn màu, chân thật nhất so với bản in gốc, do đó cần nắm rõ các quy tắc để hình thành nên cách pha mực in lụa chuẩn nhất.

Cách pha mực in lụa

Kỹ thuật in lụa có sử dụng rất nhiều loại mực như: mực in lụa UV, mực in gốc nước, mực in gốc dầu, mực in plastisol, mực in sublimation,…Dù xài loại mực in nào thì cách pha mực in lụa cũng tương đồng nhau.

Cách pha mực in lụa dựa trên hai phương pháp tạo màu: tổng hợp màu trừ và tổng hợp màu cộng:

– Phương pháp màu cộng:  ta nhận được màu mới khi pha trộn các ánh sáng có màu. Chẳng hạn, khi chiếu ánh sáng lục và ánh sáng đỏ lên một tấm phông ta sẽ nhận được màu trắng.

– Phương pháp màu trừ: ta nhận được màu mới nhưng bằng cách pha trộn các vật thể có màu.

Cách pha mực in lụa

Khái niệm về in chồng màu

Để có được cách pha mực in lụa chuẩn nhất thì ta nên tìm hiểu về in chồng màu. Theo lý thuyết màu, với ba màu cơ bản là vàng, đỏ và lam khi phối hợp với nhau theo các tỉ lệ khác nhau sẽ thể hiện được tất cả các màu tự nhiên.
Để in hình ảnh nhiều màu, ta phải cho mỗi màu đơn sắc có góc độ xoay tram khác nhau, không thể để màu này chồng khít màu kia vì như thế sẽ chỉ tạo nên những màu tối. Như vậy, ba màu nhất thiết phải nằm kế cận nhau chứ không phải chồng lên nhau. Theo nguyên tắc, khi chồng các màu lên nhau thì màu sắc tạo được sẽ theo hình thức tổng hợp trừ.

Cần lưu ý là trong thực tế, khi chồng cả ba màu cơ bản lên nhau cũng không cho được màu đen hoàn toàn. Để cho độ tương phản của vùng tối được mạnh hơn, ta phải in thêm một màu đậm thứ tư và đó thường là màu đen.

Cách pha mực in lụa

  • Hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu. Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn. Một màu được pha bằng hai màu khác nhau nằm cách xa nhau trên vòng tròn màu sẽ càng tối màu. Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.
  • Mực đen được dùng để tăng độ đậm khi cho vào các màu khác. Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào. Khi cần làm tối màu, ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu. Ngược lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha loãng mực đậm.
  • Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha các màu nhạt với nhau ra được màu trong và sáng.
  • Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau, màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn trong tổng màu. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực nhạt, chứ không được làm ngược lại.
  • Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.
  • Mực in bao giờ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô, độ bền ánh sáng v.v… khi pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi. Do vậy nên hạn chế việc pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở sản xuất mực để chế sẵn.

>> Khóa học in lụa trên áo

Popular posts