Cách làm mạch in điện tử

Cách làm mạch in điện tử bằng mực cảm quang

Mực cảm quang là loại mực được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực in đặc biệt là in lụa vì tính chính xác khi in và chất lượng ưu việt của nó, hôm nay tôi xin hướng dẫn các bạn cách làm mạch in điện tử bằng chính loại mực này.

Cách làm mạch in điện tử

Cách làm mạch in điện tử

Cách làm mạch in bằng loại mực này là chúng ta sẽ chụp phim thẳng lên mặt bảng đồng đã được phủ mực cảm quang, phần nào mà mực tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ bám chắc vào, còn phần không được chiếu sáng sẽ bị hoà tan trong dung dịch hóa học. Từ đó sẽ hiện đường mạch lên, sau đó đi ăn mòn trong dung dịch FeCl3 là sẽ hoàn thành.
– Ưu điểm của cách làm mạch in này là làm đơn giản, không đòi hỏi tay nghề cao như in lụa, giúp tiết kiệm thời gian & đặc biệt là đường mạch sẽ vô cùng sắc nét mà làm bằng bàn ủi hay in lụa cũng chưa chắc có thể được (với những đường nhỏ như sợi tóc cũng vẫn hiển thị rõ). Rất phù hợp để tự làm mạch số lượng ít ở nhà.

>> Kỹ thuật in lụa
– Nhưng nhược điểm là phương pháp này nếu làm hàng chục cái cho 1 loại mạch thì sẽ mất nhiều công sức hơn là in lụa.

Cách làm mạch in điện tử bằng mực cảm quang

Cách làm mạch in điện tử bằng mực cảm quang

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 bảng đồng
  • Mực cảm quang (có màu xanh đen)
  • Na2CO3
  • FeCl3
  • dung dịch Putin
  • Máy in laser để in phim
  • Đèn Metal 75-400W để chụp phim, vì khá đắt nên có thể sử dụng ánh nắng mặt trời để thay thế cũng được.
Hướng dẫn Cách làm mạch in điện tử

Hướng dẫn Cách làm mạch in điện tử

Thực hiện cách làm mạch in:

– Phủ mực: rửa thật kỹ bảng đồng rồi phủ mực lên bảng đồng theo nhiều cách: Dùng ngón tay bôi một lớp mực thật mỏng đối với những bảng mạch nhỏ. Còn những bản mạch lớn thì có thể dùng khung lụa để tráng. Hoặc cách 3 là dùng Putin pha cho loãng mực rồi dùng bình phun phun phủ lên bảng đồng.
(Lưu ý là mực cảm quảng nhạy cảm ánh sáng mặt trời vì thế khi phủ mực hãy đảm bảo khu vực chỉ có ánh sáng của đèn neon, sợi đốt, led…)

– Sấy khô: sau khi phủ mực ta đem phơi khô trong bóng tối tầm 8-10 giờ cho khô mực, có thể dùng máy sấy khoảng 5 phút là được, với cách làm khô mạch in bằng máy sấy không nên sấy quá lâu sẽ làm chết mực, còn nếu mực chưa khô hoàn toàn thì khi in sẽ dễ hỏng khi chụp phim.

– Chụp phim: có thể chụp bằng đèn Metal hoặc ánh sáng mặt trời: Nếu sử dụng đèn thì nên bật lên trong 2-3 phút để đạt độ sáng tối đa, dùng tấm kính để ép phim âm bản với bảng mạch. Nếu dùng loại đèn Metal 400W, để khoảng cách chừng 50cm với phim thì chỉ cần chụp trong 40-50s là xong, nếu để lâu quá dễ ảnh hưởng chết 1 phần mực vì phim in bằng máy laser chưa đạt được độ đen cao nhất. Còn nếu dùng cách làm mạch in bằng ánh sáng mặt trời để tiết kiệm chi phí thì chỉ cần để trong 1 phút là được.

– Rửa bảng mạch: pha 2 muỗng cafe bột Na2CO3 với 1L nước là ra dung dịch rửa mạch, dùng cốc xối lên bảng mạch thì những phần được chiếu sáng sẽ được lưu lại, còn lại sẽ bị hòa tan với dung dịch, từ từ hiện bảng mạch ra, sau đó dùng tay hoặc giẻ rửa sạch phần mực thừa là sẽ ra một bảng mạch sắc nét, nhưng nếu rửa quá lâu phần mực được chiếu sáng cũng sẽ bong dần cho nên lưu ý không rửa quá kỹ bước này.

– Tiếp theo ta làm ăn mòn bảng mạch đồng bằng FeCl3 trong 15 phút.

Cuối cùng là khoan lổ, rửa sạch mạch rồi quét Aceton hòa tan với nhựa thông lên mạch là hoàn thành.

Đây là những công đoạn về cách làm mạch in cực kỳ đơn giản, tiện lợi, chi phí lại rẻ, bất kỳ ai không cần có tay nghề in lụa cũng có thể tự làm ở nhà để phục vụ cho niềm đam mê linh kiện điện tử của mình.

Popular posts